Xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự

Khi xảy ra tranh chấp quyền SHTT, chủ thể quyền SHTT có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố giải quyết. Quy trình giải quyết cụ thể như sau:

So-do-dan-su-583x700

(1) Chủ thể quyền, đại diện chủ thể quyền ( Điều 198 Luật SHTT, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP).
(2) Kiểm tra: (i) chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền của người nộp đơn, (ii) thông tin về về hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 105/2005/NĐ-CP).
(3) Khoản 2 Điều 167 Bộ Luật tố tụng dân sự.
(4) Chủ thể quyền có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi: (a) đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; (b) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời (Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
(5) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác (Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
(6) Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết (khoản 3 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
(7) Nếu không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm (2), điểm (3), (khoản 4 Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, khoản 1 Điều 168 Bộ Luật tố tụng dân sự).
(8) Khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện (Điều 170 Bộ Luật tố tụng dân sự).
(9) Toà án sẽ dự tính tạm ứng án phí ( khoản 1, khoản 2 Điều 171 Bộ Luật tố tụng dân sự), Điều 7, Điều 9 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997.Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí (khoản 1, khoản 2 Điều 171 Bộ Luật tố tụng dân sự).
(10) (11) Được thực hiện trong trong thời hạn chuẩn bị xét xử (khoản 2 Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự).(12), (13).
(14) Trong thời hạn một tháng kể từ ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử (mục 13), Toà án phải mở phiên toà (xét xử sơ thẩm); trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng (khoản 3 Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự).
(15) Trong vòng 15 ngày (kể từ ngày từ ngày tuyên án của Toà án cấp sơ thẩm), người yêu cầu gồm:(i) Đương sự (chủ thể quyền, người bị khởi kiện), người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 243 Bộ Luật tố tụng dân sự).(ii) Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 250 Bộ Luật tố tụng dân sự).
(16) Từ ngày thụ lý vụ án, Toà án cấp phúc thẩm sẽ ra một trong các quyết định tại điểm (11), (12), (13) (Khoản 1 Điều 258 Bộ Luật tố tụng dân sự).
(17) Bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực (khoản 1 Điều 375 Bộ Luật tố tụng dân sự).

—————————————————————————–

Mọi yêu cầu tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ với MasterBrand.

Người liên hệ: Nguyễn Khắc Khang

Tel: 09 07 72 98 99

E-mail: ceo.masterbrand@gmail.com